Matt Choi thuê hai người đi xe đạp điện quay phim mình trong lúc thi đấu marathon ở giải New York City (Ảnh: People).
Lý do là bởi Matt Choi đã thuê hai người đi xe đạp điện ghi hình mình trong lúc chạy. Anh muốn đăng tải đoạn video ghi lại quá trình hoàn thành phần thi marathon lên mạng xã hội để thu hút người xem.
Trong nhiều thời điểm, hai người đi xe đạp điện mà Matt Choi thuê đã gây cản trở người khác tranh tài. Hai người này mang áo phản quang, đi luồn lách qua những người chạy bộ để ghi hình, đặc biệt là những đoạn đường đông đúc. Điều đó khiến cho không ít người chạy cảm thấy bức xúc.
Trên mạng xã hội Reddit và nhiều trang khác, các runner (người tham gia chạy) đã không ngớt lời chỉ trích Matt Choi khi cho rằng đây là hành động có hại cho môn thể thao này.
New York Road Runners, đơn vị tổ chức New York City Marathon, đã ra lệnh cấm vĩnh viễn Matt Choi tham gia bất kỳ giải nào được tổ chức ở thành phố New York trong tương lai. Kết quả của anh ở giải New York City Marathon 2024 cũng bị hủy bỏ. Đó là án phạt rất nặng cho hành động "gây rối" của vận động viên này.
Một người đi xe đạp điện quay lại buổi tập của Matt Choi trước giải New York City Marathon (Ảnh: Twitter).
Trong tuyên bố được đưa ra vào sáng thứ hai (4/11), New York Road Runners tuyên bố Matt Choi đã vi phạm quy tắc ứng xử của World Athletics và các quy tắc thi đấu của New York Road Runners.
Sau đó, Matt Choi đã đăng đàn xin lỗi. Anh viết trên trang Instagram cá nhân: "Tôi không có lời bào chữa nào. Đó là hành động ích kỷ của tôi. Nó đã gây ra nhiều hậu quả, trong đó có việc gây nguy hiểm cho những người chạy khác tham gia giải đấu".
Điều đáng nói, Matt Choi cũng thuê người đi xe đạp điện để quay phim ở giải Austin Marathon ở Texas vào năm ngoái.
Trên Youtube, Matt Choi tự giới thiệu mình là "doanh nhân gốc Hàn Quốc, người sáng tạo nội dung và là vận động viên marathon". Châm ngôn của vận động viên này là "muốn phá vỡ giới hạn, vượt qua rào cản và sống hết mình".
Trong quá khứ, Matt Choi từng là vận động viên bóng bầu dục tại Đại học Monmouth ở New Jersey. Sau đó, anh chuyển sang chạy bộ và trở thành người có tầm ảnh hưởng trong môn thể thao này. Tuy nhiên, sau sự cố tại New York City Marathon, nhiều nhãn hàng đã cắt tài trợ với Matt Choi.
Matt Choi không gian lận nhưng gây ảnh hưởng tới người khác tranh tài (Ảnh: FOS).
Trước Matt Choi, không ít vận động viên bị hủy kết quả marathon. Tai tiếng nhất là Rosie Ruiz, người bị phát hiện lẻn vào nhóm đầu, cách vạch đích không xa ở Boston Marathon năm 1980.
Hay vận động viên về nhất ở Orange County Marathon năm nay cũng không được công nhận kết quả vì không nhận nước đúng cách từ những người không phát nước (bao gồm cha của anh). Vận động viên Joasia Zakrzewski cũng bị tước huy chương ở giải GB Ultras 2023 vì bị phát hiện ngồi ô tô di chuyển 4km.
Năm 2011, một vận động viên cũng bị phát hiện đi xe bus thay vì chạy hết chặng đường. Trường hợp của Matt Choi lại khác. Anh không gian lận nhưng lại gây cản trở những người khác tranh tài.
" alt=""/>Vừa chạy vừa quay phim, nhà sáng tạo nội dung nhận cái kết đắngCác VĐV Việt Nam hầu như không có khả năng giành huy chương tại Olympic (Ảnh: Getty).
Cộng cả hai kỳ SEA Games diễn ra trong 2 năm liên tiếp, thể thao Việt Nam giành được tổng cộng 801 huy chương. Tuy nhiên, gần hàng ngàn huy chương đấy không có ý nghĩa gì đối với đấu trường Olympic.
Những môn thi đấu liên quan đến thông số kỹ thuật gồm điền kinh, bơi, bắn súng, các thông số của chúng ta vẫn còn ở quá xa so với đấu trường Olympic.
Trong khi đó, những môn mang tính chất cảm tính (chấm điểm), như những màn biểu diễn ở các môn võ (karatedo, vovinam, wushu) vốn không xuất hiện tại Thế vận hội.
Ở các môn như lặn, pencak silat, cờ, khiêu vũ thể thao, bóng ném, kurash, thể hình, E-sport gần như là những môn không thể xuất hiện tại Olympic trong tương lai gần.
Việc đầu tư dàn trải như trên chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lực, thời gian và cả sự tập trung của thể thao Việt Nam, khiến chúng ta càng dễ mất phương hướng.
Điều trớ trêu là những môn này lại giúp đoàn thể thao Việt Nam gom rất nhiều HCV ở hai kỳ SEA Games gần nhất, góp công rất lớn giúp chúng ta bỏ xa phần còn lại của Đông Nam Á ở các kỳ đại hội thể thao khu vực, nhưng lại không giúp được gì cho thể thao Việt Nam ở các kỳ Olympic.
Philippines bị Việt Nam bỏ xa ở các kỳ SEA Games, nhưng lại cực kỳ thành công ở Olympic (Ảnh: Getty).
Nhìn sang các đoàn thể thao khác ở Đông Nam Á, Philippines chỉ giành được 52 HCV tại SEA Games năm 2022, họ chỉ đứng hạng 4, bị Việt Nam bỏ rất xa trên bảng tổng sắp huy chương. Đến SEA Games 2023, Philippines tụt xuống hạng 5, với 58 HCV, tiếp tục bị đoàn thể thao Việt Nam bỏ xa trên bảng xếp hạng.
Tuy nhiên, ở Olympic Tokyo 2020, Philippines giành được một HCV, 2 huy chương bạc (HCB) và một huy chương đồng (HCĐ), đứng thứ 50 toàn đoàn, dẫn đầu Đông Nam Á tại Thế vận hội.
Đến Olympic Paris 2024, Philippines hiện có 2 HCV và 2 HCĐ, xếp hạng 29 toàn đoàn (tính đến hết buổi sáng 10/8), tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á.
Thua kém toàn diện nền thể thao Đông Nam Á ở Olympic 2024
Indonesia tại SEA Games năm 2022 chỉ giành được 69 HCV, xếp hạng 3, bị Việt Nam bỏ xa. Đến SEA Games 2023, Indonesia có 87 HCV, tiếp tục không so sánh được với thể thao Việt Nam ở Đông Nam Á vận hội.
Indonesia cũng là đoàn thường xuyên bị Việt Nam bỏ xa tại SEA Games, nhưng luôn thành công ở Olympic (Ảnh: Getty).
Nhưng ra đấu trường Olympic, Indonesia giành được 1 HCV, 1 HCB và 3 HCĐ tại Tokyo 2020, xếp hạng 55 toàn đoàn, thứ nhì Đông Nam Á tại Thế vận hội. Ở Paris 2024, họ giành được 2 HCV và một HCĐ, xếp 32 toàn đoàn, tiếp tục đứng nhì Đông Nam Á, chỉ sau Philippines.
Ngoài cầu lông luôn đảm bảo được huy chương cho Indonesia ở các kỳ Olympic khác nhau, họ còn có môn cử tạ rất mạnh. Eko Yuli Irawan (HCB Olympic Rio 2016 và Tokyo 2020) vừa hụt huy chương ở hạng cân 61kg nam ngày hôm trước, thì ngày hôm sau Rizki Juniansyah đã giành HCV cho cử tạ Indonesia ở hạng cân 73kg nam.
Chi tiết này cho thấy cử tạ thuộc xứ sở vạn đảo mạnh thực thụ, có tính chiều sâu và có tính kế thừa rất cao (Rizki Juniansyah mới 21 tuổi). Họ được đầu tư bài bản từ nhiều năm qua, được chuẩn bị kế hoạch tấn công đấu trường Olympic chứ không phải "ăn may".
Thể thao Việt Nam không có những VĐV dạng này và cũng không có những kế hoạch phát triển nhân lực, không có kế hoạch phát triển môn mũi nhọn hướng đến đấu trường Olympic dạng này.
Phía sau Trịnh Văn Vinh là khoảng trống mênh mông với cử tạ Việt Nam.
Bằng chứng là cũng trong môn cử tạ, niềm hy vọng hàng đầu của đội tuyển cử tạ Việt Nam, niềm hy vọng huy chương hàng đầu của đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Paris 2024 Trịnh Văn Vinh, vốn là VĐV bị cấm thi đấu từ năm 2019 - 2023, vì bị phát hiện dương tính với doping.
Thiếu mũi nhọn và thiếu định hướng ở sân chơi Olympic
Trong chừng ấy năm, chúng ta không tìm được người nào thay thế tốt hơn. Để rồi chúng ta tiếp tục đặt kỳ vọng huy chương vào Trịnh Văn Vinh ngay khi anh trở lại thi đấu hồi năm ngoái, dẫu biết rằng khoảng thời gian 4 năm bị cấm thi đấu chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến phong độ và cảm giác đứng trên sân chơi đỉnh cao của VĐV này.
Thể thao Việt Nam không có VĐV mũi nhọn, cũng không có môn thế mạnh ở đấu trường Olympic giống các quốc gia Đông Nam Á. Ví dụ như Thái Lan gần như đảm bảo được việc sẽ giành được HCV ở hạng cân 49kg nữ trong môn taekwondo, bởi họ sở hữu nữ võ sĩ Panipak Wongpattanakit bất khả chiến bại ở hạng cân này.
Sở hữu võ sĩ siêu mạnh Panipak Wongpattanakit, Thái Lan gần như cầm chắc HCV trong môn taekwondo, từ trước khi Olympic khai diễn (Ảnh: Reuters).
Thái Lan cũng đảm bảo sẽ luôn có huy chương ở các hạng cân nhẹ trong môn quyền anh: Janjaem Suwannapheng giành HCĐ ở hạng cân 66kg nữ.
Hiện tại, Thái Lan phát triển thêm môn cử tạ: Theerapong Silachai giành HCB hạng cân 61kg nam, Weeraphon Wichuma giành HCB hạng cân 73kg nam, Surodchana Khambao giành HCĐ hạng cân 49kg nữ và cầu lông: Kunlavut Vitidsarn giành HCB nội dung đơn nam.
Philippines phát triển thêm môn thể dục dụng cụ (TDDC), với Carlos Yulo đi vào lịch sử thể thao Đông Nam Á, khi là người đầu tiên trong khu vực này giành được 2 HCV trong cùng một kỳ Olympic, ở các nội dung bài biểu diễn trên sàn và nội dung nhảy chống nam.
Thái Lan có thêm tay vợt Kunlavut Vitidsarn được dự đoán sẽ thống trị cầu lông đơn nam thế giới trong tương lai gần (Ảnh: Getty).
Philippines bắt đầu tấn công vào môn điền kinh, với Obiena về thứ 4 ở nội dung nhảy sào nam. Anh này có cùng thành tích 5m90 với người giành HCĐ ở nội dung này, chỉ kém chỉ số phụ.
Điền kinh là môn "nữ hoàng", môn hấp dẫn nhất, khốc liệt nhất ở các kỳ Olympic, dám tấn công vào môn điền kinh cho thấy tham vọng của thể thao Philippines rất lớn.
Quay lại với thể thao Việt Nam, sau thất bại của Trịnh Văn Vinh trong môn cử tạ, của Trịnh Thu Vinh trong môn bắn súng, chúng ta có thể tìm thấy VĐV nào khác, có thể tìm thấy môn nào khác để hy vọng vào việc giành huy chương Olympic sau đây 4, 8 hay 12 năm là điều không dễ trả lời?
Thành tích của các đoàn thể thao Đông Nam Á ở Olympic Paris 2024 tính đến 16h00 ngày 10/8:
Philippines: 2 HCV, 2 HCĐ (hạng 29 ở Olympic 2024)
Indonesia: 2 HCV, 1 HCĐ (hạng 32)
Thái Lan: một HCV, 3 HCB, 2 HCĐ (hạng 37)
Malaysia: 2 HCĐ (hạng 78)
Singapore: 1 HCĐ (hạng 80)
" alt=""/>Thể thao Việt Nam cần học hỏi gì từ các quốc gia Đông Nam Á?Real Madrid muốn chiêu mộ Rodri (Ảnh: Getty).
Sự rình rập của Real Madrid khiến Man City cảm thấy bất an, bất chấp việc hợp đồng của Rodri với Man "xanh" vẫn còn thời hạn tới năm 2027. Trong quá khứ, Los Blancos không ít lần dùng "thủ đoạn hắc ám" để lôi kéo ngôi sao.
Chẳng nói đâu xa, thương vụ Kylian Mbappe là ví dụ điển hình nhất. Họ không mất một đồng nào để chiêu mộ tiền đạo người Pháp từ PSG. Dù CLB nhà giàu thành Paris sẵn sàng trả lương rất "khủng" cho Mbappe nhưng cầu thủ này vẫn quyết định tới Real Madrid. Điều này đã tạo nên tranh cãi lớn giữa Mbappe và PSG.
Thực tế, Rodri là cầu thủ có gốc gác ở thành phố Madrid. Cầu thủ này sinh ra ở Villanueva de la Canada, cách sân Bernabeu khoảng 39km. Cầu thủ này còn là bạn thân của Dani Carvajal. Do đó, bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra.
Mức lương hiện tại của Rodri vào khoảng 220.000 bảng mỗi tuần, kém xa so với những cầu thủ nhận lương hàng đầu Man City là De Bruyne (400.000 bảng/tuần), Erling Haaland (375.000 bảng/tuần).
Man City sẵn sàng chi đậm, tăng lương gấp đôi cho Rodri (Ảnh: Getty).
Rõ ràng, mức lương này không tương xứng với tầm quan trọng của Rodri. Do đó, Man City dự định sẽ chi đậm để nâng lương của Rodri ngang bằng với De Bruyne. Ở thời điểm này, Rodri vẫn đang chịu chấn thương dài hạn và phải nghỉ thi đấu tới hết mùa giải.
Mới đây, Rodri vừa xuất sắc vượt qua Vinicius của Real Madrid để giành danh hiệu Quả bóng vàng 2024. Nhờ đó, mức giá của tiền vệ người Tây Ban Nha có thể tăng lên trong lần định giá tới. Ở thời điểm này, ngôi sao sinh năm 1996 được Transfermarkt định giá 130 triệu euro. Anh là cầu thủ đắt giá thứ 11 thế giới. Hai người đứng đầu là Haaland và Vinicius cùng được định giá 200 triệu euro.
" alt=""/>Sợ Real Madrid giở trò hắc ám, Man City chi đậm vì Rodri